Home Internet of Things - IoT NodeJS là gì? Ứng dụng NodeJS trong các dự án IoT?

NodeJS là gì? Ứng dụng NodeJS trong các dự án IoT?

by Khanh Tran

Theo khảo sát của Stack Overflow về các framework, nền tảng được sử dụng nhiều nhất năm 2019, NodeJS đã giành vị trí số 1 với số lượng người dùng lên đến gần 50%. Điều đó cho thấy nếu học NodeJS, cơ hội việc làm của bạn sẽ vô cùng rộng mở. Ứng dụng NodeJS trong các dự án IoT cũng rất tuyệt vời.

NodeJS là gì?

NodeJS là một nền tảng được xây dựng trên V8 JavaScript Engine – trình thông dịch thực thi mã JavaScript. Chúng giúp xây dựng các ứng dụng web một cách đơn giản và dễ dàng mở rộng.

Cài đặt Node.js trên CentOS và Ubuntu - Học VPS
Hình 1: NodeJS

NodeJS được phát triển bởi Ryan Dahl vào năm 2009 . Nó có thể chạy trên nhiều hệ điều hành khác nhau: OS X, Microsoft Windows, Linux.

Lý do nên học NodeJS là gì?

  • NodeJS được viết bằng JavaScript với cộng đồng người dùng lớn mạnh. Nếu bạn cần hỗ trợ gì về NodeJS, sẽ nhanh chóng có người hỗ trợ bạn.
  • Tốc độ xử lý nhanh. Nhờ cơ chế xử lý bất đồng độ (non-blocking), NodeJS có thể xử lý hàng ngàn kết nối cùng lúc mà không gặp bất cứ khó khăn nào.
  • Dễ dàng mở rộng. Nếu bạn có nhu cầu phát triển website thì tính năng dễ dàng mở rộng của NodeJS là một lợi thế cực kỳ quan trọng.

Hệ thống Internet of Things (IoT)

Hệ thống IoT cho phép người dùng tiến sâu hơn vào việc tự động hóa, phân tích, tích hợp. Vì thế, nó giúp cho việc cải thiện tầm nhìn, tính chính xác, nâng tầm các công nghệ về cảm biến, kết nối, robot để đạt hiệu quả cao nhất.

Hình 2: mô hình IoT

Các hệ thống IoT phát triển, khai thác các tiến trình của phần mềm, giảm giá thành khi xây dựng phần cứng và tận dụng các công nghệ hiện đại. Các tiến trình này làm thay đổi cách vận hành của quá trình sản xuất, dịch vụ, xã hội, kinh tế và ảnh hưởng đến cả giá trị.

Những điểm mấu chốt của IoT

Các vấn đề quan trọng nhất của hệ thống IoT. Chúng bao gồm trí thông minh nhân tạo, kết nối, cảm biến và các thiết bị nhỏ nhưng mang tính cơ động cao, chúng được mô tả sơ lược như bên dưới:

  • AI (Artifical Intelligence) – Hệ thống IoT về cơ bản được hiểu là làm cho mọi thiết bị trở nên thông minh. Nghĩa là nó giúp nâng cao mọi khía cạnh của cuộc sống bằng những dữ liệu thu thập được, thông qua các thuật toán tính toán nhân tạo và kết nối mạng. Một ví dụ đơn giản như hộp đựng gạo của bạn. Khi biết rằng gạo sắp hết, hệ thống tự động đặt một đơn hàng mới cho nhà cung cấp.
  • Connectivity – Là một đặc trưng cơ bản của IoT. Hiện nay các mạng thiết bị đang trở nên phổ biến. Nhiều mạng thiết bị ngày càng nhỏ hơn, rẻ hơn và được phát triển phù hợp với thực tế cũng như nhu cầu của người dùng.
  • Sensors – IoT sẽ mất đi sự quan trọng của mình nếu không có sensors. Các cảm biến hoạt động giống như một công cụ giúp IoT chuyển từ mạng lưới các thiết bị thụ động sang mạng lưới các thiết bị tích cực. Đồng thời có thể tương tác với thế giới thực.
  • Active Engagement – Phần lớn các tương tác của những công nghệ kết nối xảy ra 1 cách thụ động. IoT được cho là sẽ đem đến những hệ thống mang tính tích cực về nội dung, sản phẩm cũng như các dịch vụ gắn kết.
  • Small Devices – Như đã được dự đoán từ trước. Các thiết bị ngày càng được tối ưu với mục đích nâng cao độ chính xác, khả năng mở rộng cũng như tính linh hoạt. Nó được thiết kế ngày càng nhỏ hơn, rẻ hơn và mạnh mẽ hơn theo thời gian.

Ứng dụng NodeJS trong các dự án IoT

Một hệ thống Internet Of Things đầy đủ khá phức tạp. Bao gồm: thiết bị, Server xử lý kết nối, Server dữ liệu (Database), kèm theo đó là các hệ thống cân bằng tải, các hệ thống phân thích, báo cáo dữ liệu, trí tuệ nhân tạo.

Mô hình ví dụ của Google IoT Core:

benefits diagram 2x
Hình 3: Mô hình ví dụ IoT của Google IoT Core

Đầu tiên Server là một thành phần không thể thiếu trong hệ thống IoT. Với nhiều ưu điểm của NodeJS. Nó rất phù hợp trong việc phát triển các Server cho IoT trong tương lai. Ngoài ra, NodeJS được cộng đồng hỗ trợ rất nhiều, không khó để tìm thấy 1 package cần thiết. Do đó tiết kiệm rất nhiều thời gian phát triển ứng dụng. Kết luận, việc ứng dụng NodeJS vào các dự án IoT là rất thích hợp.

Trong những bài tiếp theo, chúng ta cùng nhau xây dựng một dự án IoT đơn giản. Sử dụng NodeJS làm server và client là một board mạch Arduino có thể kết nối internet. Ứng dụng trong thu thập dữ liệu và điều khiển.

Tham khảo ESP8266/ESP32 đọc cảm biến DHT11 và gửi về Server.

You may also like

Leave a Comment